Bác sĩ FV giúp cụ bà 74 tuổi chiến thắng ung thư trực tràng
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.Nguyễn Thùy Linh 'duyên nợ chồng chất' với tài năng trẻ cầu lông Indonesia
Cho đến thời điểm này, dù có tên trong danh sách đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024, nhưng thủ môn Trần Trung Kiên vẫn chưa có lần nào khoác áo đội bóng của HLV Kim Sang-sik. Trần Trung Kiên cũng là cầu thủ duy nhất của đội tuyển Việt Nam không thi đấu phút nào tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á đợt vừa rồi.Cho dù không có thủ môn Nguyễn Filip trong danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho các trận thuộc FIFA Days tháng 3 (đá giao hữu với Campuchia ngày 19.3 và thi đấu trận vòng loại Asian Cup 2027 với Lào ngày 25.3), nhưng Trần Trung Kiên vẫn phải cạnh tranh với thủ môn kỳ cựu Nguyễn Đình Triệu. Thủ thành hay nhất AFF Cup 2024 có phong độ rất tốt. Liên tiếp 3 vòng đấu gần nhất của V-League 2024-2025, gồm vòng 14, 15 và 16, CLB bóng đá Hải Phòng của thủ môn Đình Triệu đều có chiến thắng và bản thân Đình Triệu luôn thi đấu xuất sắc trong những trận đấu này. Với những cầu thủ thi đấu ở vị trí thủ môn, các HLV cần nhất ở họ là sự ổn định, và thủ thành Đình Triệu đang có sự ổn định đó. Không khó hình dung Đình Triệu vẫn là lựa chọn số 1 của đội tuyển ở trận đấu thuộc vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp đội tuyển Lào vào ngày 25.3. Hy vọng được ra sân của thủ môn trẻ Trần Trung Kiên có lẽ chỉ còn nằm ở trận giao hữu với Campuchia vào ngày 19.3. Do đây là trận giao hữu, nên HLV Kim Sang-sik sẽ có những thử nghiệm. Tuy nhiên, vị HLV người Hàn Quốc có thử nghiệm ở vị trí thủ môn hay không lại là chuyện khác, đồng thời nếu thử nghiệm vị trí thủ môn, ông Kim có thử nghiệm Trần Trung Kiên hay không vẫn là dấu hỏi?Trong thành phần đội tuyển Việt Nam vào lúc này còn 1 thủ môn trẻ nữa là Nguyễn Văn Việt. Nếu nói về sự chuẩn bị cho tương lai của đội tuyển Việt Nam, thủ thành Văn Việt cũng có tương lai đầy hứa hẹn. Văn Việt năm nay mới 23 tuổi, anh chỉ lớn hơn Trần Trung Kiên 1 tuổi, nhưng kinh nghiệm thi đấu V-League của Văn Việt phong phú hơn hẳn. Thủ môn của CLB SLNA đã có mùa bóng thứ 3 được thi đấu thường xuyên tại V-League, trong khi Trung Kiên chỉ mới có mùa giải đầu tiên xuất hiện ở sân chơi này.Điều đáng chú ý ở Văn Việt nằm ở chỗ, bất kể phong độ của SLNA ra sao, thủ môn này vẫn luôn thi đấu ổn định. Anh chưa bao giờ bị đánh giá là 1 trong những nguyên nhân khiến đội bóng xứ Nghệ lặn ngụp ở khu vực cuối bảng xếp hạng. Ngược lại, những pha cứu thua liên tục của Nguyễn Văn Việt giúp cho SLNA hạn chế đáng kể số bàn thua của đội này từ đầu V-League 2024-2025 đến giờ.Trần Trung Kiên có thể là lựa chọn số 1 của đội tuyển U.22 Việt Nam hướng đến SEA Games 33 năm nay, nhưng ở đội tuyển quốc gia thì khác hẳn, đẳng cấp đội tuyển quốc gia cao hơn hẳn đội U.22. Chính vì thế, thủ môn trẻ của CLB HAGL cần kiên nhẫn hết mức. Anh vẫn cần phải rèn luyện, học hỏi nhiều nơi các đàn anh. Chỉ cần Trần Trung Kiên kiên nhẫn, giữ vững những phẩm chất tốt nhất của mình, cơ hội rồi cũng sẽ đến với thủ môn này, cho dù cơ hội đó có thể chưa xuất hiện ngay lập tức ở đợt tập trung tháng 3 của đội tuyển Việt Nam!
Đào tạo nhân lực để chuyển đổi số hiệu quả
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Khi không khí xuân rộn ràng khắp nơi, nhiều người đã tạm gác công việc để trở về bên gia đình, thì tại công trường cầu vượt QL 61 thuộc nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), không khí làm việc vẫn tất bật, khẩn trương.Giữa trưa nắng gắt, tiếng máy móc thi công vang rền, những bóng dáng công nhân, kỹ sư cần mẫn lao động không ngơi nghỉ. Bữa cơm giờ giải lao ai cũng ăn vội, nhanh chóng trở lại công việc, gác lại nỗi nhớ nhà để tập trung toàn lực đưa công trình cao tốc Bắc – Nam về đích trước ngày 31.12.2025.Công trường cầu vượt QL 61 hiện đã đạt 80% khối lượng hợp đồng, nhưng với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, đội ngũ thi công vẫn duy trì làm việc đến hết ngày 29 tết.Đội thi công có khoảng 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần vượt nắng, thắng mưa để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. Đối với các công nhân, kỹ sư nơi đây, cao tốc Bắc - Nam, đặc biệt là đoạn Cần Thơ - Cà Mau, không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa lớn lao với miền Tây Nam bộ. Người dân ai cũng mong mỏi công trình sớm hoàn thành, nên đội ngũ thi công rất ý thức về trách nhiệm của mình, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn.Theo BQL Dự án Mỹ Thuận – đơn vị chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau – tính đến ngày 24.1, dự án đã đạt 58% sản lượng thi công. Để đáp ứng tiến độ, các nhà thầu đang tổ chức thi công xuyên Tết, dù gặp một số khó khăn khi các mỏ vật liệu, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp tạm ngưng hoạt động trong 3 ngày tết (29, mùng 1, mùng 2 âm lịch).Tính chung trên cả hai dự án thành phần của cao tốc, hiện có 234 mũi thi công với 2.881 nhân sự và 926 thiết bị máy móc hoạt động ngày đêm.Với tinh thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ, các công nhân, kỹ sư trên công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau không chỉ làm việc mà còn gửi gắm niềm hy vọng về một mùa xuân ý nghĩa, khi những cây cầu, con đường mới sẽ sớm nối liền miền Tây với cả nước.
Dell tiết lộ loạt laptop Latitude mới tại MWC 2024
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.